Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 46: Luyện tập: Anđehit, xeton và axit cacboxylic có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 11.
Bạn đang xem: Bài tập andehit có đáp án
Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 46: Luyện tập: Anđehit, xeton và axit cacboxylic
Bài giảng Hóa học lớp 11 Bài 46: Luyện tập: Anđehit, xeton và axit cacboxylic
Bài 1:Để trung hòa a mol axit cacboxylic A cần 2a mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được 3a mol CO2. A có công thức phân tử là
A. C3H4O2.
B. C3H6O2.
C. C6H10O4.
D. C3H4O4.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
nNaOH: nA= 2 : 1 → A có 2 nhóm COOH
nCO2:nA=3:1→A có 3 C
→ A là HOOC - CH2 - COOH (Công thức phân tử: C3H4O4)
Bài 2:Cho 3,15 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brom. Để trung hòa toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dd NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là
A. 35,24%.
B. 45,71%.
C. 19,05%.
D. 23,49%.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Axit axetic: CH3COOH
Axit acrylic: CH2=CH-COOH
Axit propionic: C2H5COOH
- Khi cho hỗn hợp axit tác dụng với dung dịch Br2thì chỉ cóCH2=CH-COOH phản ứng
- Do các axit đều đơn chức nên ta có:
nhh= nNaOH= 0,09.0,5 = 0,045 mol
Đặt số mol của CH3COOH và C2H5COOH lần lượt là a và b (mol)
+ mhh= 60a + 74b + 0,02.72 = 3,15 (1)
+ nhh= a + b + 0,02 = 0,045 (2)
Giải hệ (1) và (2) được a = 0,01 và b = 0,015
→%mCH3COOH=0,01.603,15.100%=19,05%
Bài 3:Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là
A. 3,0 gam.
B. 4,6 gam.
C. 7,4 gam.
D. 6,0 gam.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Đặt công thức chung của hai axit làCn¯H2n¯+1COOH
→mtăng=17.8-13.4=4.4 gam
→ Mtb = 13,4 : 0,2 = 67
→14n¯+46=67→n¯=1,5
Do 2 axit là đồng đẳng nên 2 axit là CH3COOH (x mol) và C2H5COOH (y mol)
Giải hệ nhh= x + y = 0,2 và mhh= 60x + 74y = 13,4 được x = y = 0,1
→mCH3COOH=6g
Bài 4: Cho 150 gam axit axetic tác dụng với 161 gam ancol etylic có H2SO4đặc làm xúc tác. Khi phản ứng xảy ra xong thì có 60% lượng axit chuyển thành este. Khối lượng este thu được sau khi phản ứng kết thúc là:
A. 132 gam
B. 230 gam
C. 235 gam
D. 240 gam
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Do hiệu suất là 60% nên số mol este là 2,5.60% = 1,5 mol
Khối lượng của este là 1,5.88= 132 g
Bài 5:Đốt cháy 4,09g hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit axetic người ta thu được 3,472 lít khí CO2(đktc). Công thức cấu tạo của các axit trong hỗn hợp là:
A.HCOOH và CH3COOH
B.CH3COOH và C2H5COOH
C.C2H5COOH và (CH3)2CHCOOH
D.C2H5COOH và CH3CH2CH2COOH.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
nCO2=0,155 mol
Hai axit cacboxylic kế tiếp cùng dãy đồng đẳng với axit axetic
→ axit no, đơn chức, mạch hở
Gọi công thức chung của hai axit là Cn¯H2n¯O2(n ≥ 1)
→ nA=nCO2n¯=0,155n¯
MA=mAnA
→ 14n¯+32 =4,090,155n¯
→ n¯= 2,58
→ Hai axit là CH3COOH và C2H5COOH
Bài 6: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu đc 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2.
B. C2H2O4.
C. C3H4O2.
D. C4H6O4.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
nKOH= nNaOH= 0,5.0,12 = 0,06 mol
BTKL:
mH2O= maxit+ mKOH+ nNaOH- mchất rắn
= 3,6 + 0,06.56 + 0,06.40 - 8,28 = 1,08g
=> nH2O= 0,06 mol.
Ta thấy nH2O(KOH, NaOH)
=> Axit phản ứng hết
=> naxit= nH2O= 0,06 mol
=> MX= 3,6/0,06 = 60 (CH3COOH)
Bài 7: Cho 18,9 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế tiếp phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,8 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của hai axit trong X là:
A. C2H4O2và C3H6O2
B. CH2O2và C2H4O2
C. C3H4O2và C4H6O2
D. C3H6O2và C4H8O2
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
nNaOH= nKOH= 0,2 mol
Axit + NaOH, KOH → Chất rắn + H2O
BTKL:
maxit+ mNaOH+ mKOH= mchất rắn+ mH2O
=> 18,9 + 0,2.40 + 0,2.56 = 31,8 + mH2O
=> mH2O= 6,3 gam
=> nH2O= 0,35 mol
Ta thấy: nH2ONaOH, KOH
=> Axit phản ứng hết
=> naxit= nH2O= 0,35 mol
Đặt công thức chung của 2 axit là RCOOH.
Mtb= R + 45 = 18,9 : 0,35 = 54 => R = 9
=> Hai axit là HCOOH và CH3COOH
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit cacboxylic đơn chức cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
A. 8,96.
B. 11,2.
C. 6,72.
D. 4,48.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Axit cacboxylic đơn chức
→ nO (axit) = 2n axit = 2.0,1 = 0,2 (mol)
Bảo toàn nguyên tố O, ta có:
nO(axit)+2nO2=2nCO2+nH2O
→ 0,2 + 2.nO2= 2.0,3 + 0,2
→ nO2= 0,3 mol
→ VO2= 0,3.22,4 = 6,72 lít
Bài 9. Công thức chung của anđehit không no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO.
B. CnH2n-2O.
C. CnH2n+2O.
D. CnH2n-4O.
Hiển thị đáp ánBài 10. Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là
A. 43,2 gam.
B. 21,6 gam.
C. 16,2 gam.
D. 10,8 gam.
Hiển thị đáp ánBài 11: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Khi cho 1 mol X phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 tạo 4 mol Ag. Công thức của anđehit là
A. HCHO.
B. OHC-CHO.
C. CH3CHO.
D. C3H7CHO.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Khi cho 1 mol X phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 tạo 4 mol Ag
→ X là HCHO hoặc anđehit 2 chức.
Đốt cháy hoàn toàn anđehit X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
→ X là HCHO.
Bài 12: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. A5có CTCT là HOOCCOOH.
B. A4 là một đianđehit.
C. A2 là một điol.
D. A5là một điaxit.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
C2H4→Br2CH2Br−CH2Br →NaOHCH2OH−CH2OH→CuO,toOHC−CHO→Cu(OH)2NaOHNaOOC−COONa→H2SO4HOOC−COOH
PTHH:
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br (A1)
CH2Br-CH2Br + 2NaOH →toCH2OH-CH2OH (A2) + 2NaBr
CH2OH-CH2OH + 2CuO →toOHC-CHO (A3) + Cu + 2H2O
OHC-CHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH →toNaOOC-COONa (A4) + 2Cu2O + 6H2O
NaOOC-COONa + H2SO4 →toHOOC-COOH (A5) + Na2SO4
B sai vì A4 là muối của axit đicacboxylic
Bài 13: Hai đồng phân no, mạch hở, đơn chức có công thức phân tử C3H6O đềukhôngphản ứng với chất nào trong các chất sau đây?
A. HCN
B. Na
C. H2có Ni, to
D. Dung dịch AgNO3/NH3
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Hai đồng phân có CTPT C3H6O là CH3CH2CHO; CH3COCH3
Ta thấy cả hai chất này đều không phản ứng được với Na.
Bài 14: Số đồng phân cấu tạo là anđehit ứng với công thức phân tử: C4H8O; C5H10O, C6H12O lần lượt là:
A. 2, 4, 8
B. 1, 3, 7
C. 2, 3, 8
D. 2, 4, 7
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Đồng phân anđehit tương ứng với các CTPT:
+ C4H8O:
CH3CH2CH2CHO;
(CH3)2CH-CHO.
=> 2 đồng phân
+ C5H10O:
CH3CH2CH2CH2CHO;
(CH3)2CHCH2CHO;
CH3CH2CH(CH3)CHO;
(CH3)3CCHO.
=> 4 đồng phân
+ C6H12O:
CH3CH2-CH2-CH2-CH2-CHO;
CH3CH2-CH2-CH(CHO)-CH3;
CH3CH2-CH(CHO)-CH2-CH3;
CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CHO
CH3-CH(CH3)-CH(CHO)-CH3;
OHC-C(CH3)2- CH2-CH3;
OHC-CH2-CH(CH3)-CH2-CH3;
H3C-C(CH3)2-CH2CHO.
=> 8 đồng phân
Bài 15: Cho các phát biểu về anđehit:
(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.
(b) Anđehit cộng hiđro tạo thành ancol bậc một.
(c) Tất cả các anđehit tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng đều sinh ra Ag.
(d) Anđehit no, đơn chức có công thức tổng quát là CnH2nO.
(e) Anđehit no không tham gia phản ứng cộng.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
(a) sai, anđehit là hợp chất vừa có tính oxi hóa và tính khử.
(b) đúng
(c) đúng
(d) sai, vì anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO
(e) sai, anđehit no vẫn có phản ứng cộng vào nhóm -CHO
Vậy có 2 phát biểu đúng
Bài 16: Có 4 hợp chất hữu cơ có công thức phân tử lần lượt là: CH2O, CH2O2, C2H2O3và C3H4O3. Số chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có phản ứng tráng gương là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Có 3 chất vừa tác dụng với NaOH và có phản ứng tráng gương là:
HCOOH (CH2O2);
OHC-COOH (C2H2O3);
OHC-CH2-COOH (C3H4O3)
Bài 17:Cho các chất sau đây: (1) CH3COOH, (2) C2H5OH, (3) C2H2, (4) C2H6,(5) HCOOCH=CH2, (6) CH3COONH4, (7) C2H4. Dãy gồm các chất nào sau đây đều được tạo ra từ CH3CHO bằng một phương trình phản ứng là:
A. 2, 5, 7
B. 2, 3, 5, 7
C. 1, 2, 6
D. 1, 2
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Các chất tạo ra được từ CH3CHO bằng 1 phương trình phản ứng là:
(1) CH3COOH,
(2) C2H5OH,
(6) CH3COONH4.
PTHH:
CH3CHO + Br2+ H2O →toCH3COOH + 2HBr
CH3CHO + H2 →Ni,toC2H5OH
CH3CHO + 2AgNO3+ 3NH3+ 3H2O →toCH3COONH4+ 2Ag↓ + 2NH4NO3
Bài 18: Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH → C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH
Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO
A. chỉ thể hiện tính oxi hoá
B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá
C. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử
D. chỉ thể hiện tính khử
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
=> C6H5CHO vừa có tính oxi hóa , vừa có tính khử
Bài 19: Dãy chất nào sau đây gồm các chất làm mất màu dung dịch nước brom?
A. Axeton, axit fomic, fomanđehit
B. Etanal, propanon, etyl fomat
C. Propanal, axit fomic, etyl axetat
D. Etanal, axit fomic, etyl fomat
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
A loại vì axeton không phản ứng
B loại vì propanon không phản ứng
C loại vì etyl axetat không phản ứng
D đúng. Các chất: etanal (CH3CHO); axit fomic (HCOOH); etylfomat (HCOOC2H5) đều chứa nhóm -CHO nên có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
Bài 20: X, Y, Z là các hợp chất mạch hở, bền có cùng công thức phân tử C3H6O. X tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Y không tác dụng được với Na nhưng có phản ứng tráng bạc. Z không tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO, CH2=CH-CH2-OH.
B. CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3, CH2=CH-CH2-OH.
C. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO.
D. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
+ (X) tác dụng với Na
=> có chứa nhóm -OH
=>(X) là CH2=CHCH2OH
+ (Y)có phản ứng tráng bạc
=> có chứa nhóm -CHO
=> (Y) là CH3CH2CHO
+ (Z) không tác dụng với Na, không có phản ứng tráng bạc
=> (Z) là xeton no, đơn chức, mạch hở hoặc ete không no đơn chức mạch hở
=> (Z) là CH3-CO-CH3 hoặc CH2=CH-O-CH3
Quan sát thấy phương án D thỏa mãn.
Bài 21: Chất X bằng một phản ứng tạo ra C2H5OH và từ C2H5OH bằng một phản ứng tạo ra chất X. Trong các chất C2H2, C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, C2H5ONa, C6H12O6 (glucozơ), C2H5Cl. Số chất phù hợp với X là
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Có 5 chất phù hợp với X là: C2H4; CH3CHO; CH3COOC2H5; C2H5ONa; C2H5Cl.
PTHH:
1. C2H4 + H2O →H+,toC2H5OH
C2H5OH →H2SO4 dac,170oCC2H4 + H2O
2. CH3CHO + H2 →Ni,toC2H5OH
C2H5OH + CuO →toCH3CHO + Cu + H2O
3. CH3COOC2H5 + NaOH →toCH3COONa + C2H5OH
C2H5OH + CH3COOH ⇄H2SO4 dac,toCH3COOC2H5 + H2O
4. C2H5ONa + HCl → C2H5OH + NaCl
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 0,5H2
5. C2H5Cl + NaOH →toC2H5OH + NaCl
C2H5OH + HCl →toC2H5Cl + H2O
Bài 22: Cho 8,7 gam anđehit X tác dụng hoàn toàn với lượng dung dịch AgNO3/NH3(dư) được 64,8 gam Ag. X có công thức phân tử là
A. CH2O.
B. C2H4O.
C. C2H2O2.
D. C3H4O.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
nAg= 0,6 mol.
Ta có sơ đồ:
X → 2kAg
0,3/k ← 0,6
MX=8,70,3/k=29k→k=2,MX=58
Vậy X là anđehit 2 chức OHC-CHO
Bài 23:Hiđro hóa hoàn toàn 2,9 gam một anđehit A được 3,1 gam ancol. A có công thức phân tử là
A. CH2O.
B. C2H4O.
C. C3H6O.
D. C2H2O2.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
BTKL:
mH2= 3,2 - 2,9 = 0,2g
=> nH2= 0,1 mol
Ta có: Anđehit + kH2→ancol
0,1/k ← 0,1
=> MA = 2,9 : (0,1/k) = 29k
=>k = 2; MA= 58 (OHC-CHO)
Vậy công thức phân tử của A là C2H2O2.
Bài 24:Hỗn hợp A chứa 0,1 mol anđehit fomic và 0,15 mol anđehit axetic. Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 86,4 gam.
B. 54,0 gam.
C. 75,6 gam.
D. 108 gam.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Ta có:
HCHO →+AgNO3/NH34Ag;
CH3CHO →+AgNO3/NH32Ag
=> nAg = 4nHCHO + 2nCH3CHO
= 4.0,1 + 2.0,15 = 0,7 mol
=> mAg = 0,7.108 = 75,6 gam
Bài 25:Cho 0,125 mol anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 27 gam Ag. Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn 0,25 mol X cần vừa đủ 0,5 mol H2. Dãy đồng đẳng của X có công thức chung là
A. CnH2n+1CHO (n ≥ 0).
B. CnH2n-1CHO (n ≥ 2).
C. CnH2n-3CHO (n ≥ 2).
D. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0).
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
nAg: nX= 2 : 1
=> X chứa 1 nhóm CHO (X khác HCHO)
nH2: nX= 2 : 1
=> X là anđehit đơn chức, có 1 liên kết pi C=C, mạch hở.
Vậy X thuộc dãy đồng đẳng anđehit đơn chức, mạch hở, không no (có 1 liên kết C=C)
Vậy X có dạng CnH2n-1CHO (n≥ 2)
Bài 26:Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2(ở đktc). Phần trăm theo số mol của H2trong X là
A. 35,00%
B. 65,00%
C. 53,85%
D. 46,15%
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Ta thấy, số mol của các nguyên tố trong X, Y là giống nhau
=> Đốt Y cũng như đốt X.
BTNT cacbon:
nCO2= 0,35 mol = nHCHO
BTNT hidro:
nH2O= 0,65 mol = nHCHO+ nH2
=> nH2= 0,65 - 0,35 = 0,3 mol
%nH2=0,30,3+0,35.100%= 46,15%
Bài 27:Cho bay hơi hết 5,8 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 4,48 lít hơi X ở 109,2oC và 0,7 atm. Mặt khác khi cho 5,8 gam X phản ứng của AgNO3/NH3dư tạo 43,2 gam Ag. Công thức phân tử của X là
A. C2H2O2.
B. C3H4O2.
C. CH2O.
D. C2H4O2.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
nX= PV/RT
= 0,7.4,480,082.(273+109,2)= 0,1 mol
⇒ MX = 5,80,1=58
Lại có tỉ lệ: nAg : nX= 4 : 1
=> X là anđehit 2 chức (Loại HCHO do M = 30)
Mặt khác: MX = 58
=> X là OHC-CHO.
Vậy công thức phân tử của X là C2H2O2.
Bài 28:X là hỗn hợp gồm 2 anđehit đồng đẳng liên tiếp. Cho 0,1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3được 25,92 gam bạc. Phần trăm số mol anđehit có số cacbon nhỏ hơn trong X là
A. 20%
B. 40%
C. 60%
D. 75%
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
nAg = 25,92 : 108 = 0,24 mol
Ta thấy nAg: nX= 2,4
=> X chứa HCHO (x mol) và CH3CHO (y mol)
+ nhh = x + y = 0,1
+ nAg = 4x + 2y = 0,24
Giải hệ được x = 0,02 và y = 0,08
=> %nHCHO = 0,020,02+0,08.100% = 20%
Bài 29:Oxi hóa 1,76 gam một anđehit đơn chức được 2,4 gam một axit tương ứng. Anđehit đó là
A.HCHO.
B. CH3CHO.
C. C2H5CHO.
D.
Xem thêm: Top 10 Bvs Là Gì, Nghĩa Của Từ Bvs, Giải Oan Cho Băng Vệ Sinh
C3H7CHO.
Đáp án: B
Giải thích:
Đặt công thức của anđehit là RCHO
Phương trình phản ứng:
Số mol O2phản ứng
x = (2,4-1,76):32 = 0,02 mol
Khối lượng mol của RCHO là:
R + 29 = 1,76 : (0,02.2) = 44
⇒ R = 15 (R là CH3)
Bài 30: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là
A. 0,72 gam
B. 1,44 gam
C. 2,88 gam
D. 0,56 gam
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
nBr2= 6,4 : 160 = 0,04 mol
nNaOH = 0,04.0,75 = 0,03 mol
Đặt số molCH2=CH−COOH x (mol)CH3COOH y (mol)CH2=CH−CHO z (mol)
Tổng số mol hỗn hợp:
x + y + z = 0,04 mol (1)
CH2=CH-COOH và CH2=CH-CHO phản ứng được với dung dịch brom
→ x + 2z = 0,04 (2)
NaOH tham gia phản ứng trung hòa với CH2=CH-COOH, CH3COOH
→ x + y = 0,03 (3)
Giải hệ (1), (2), (3) suy ra:x=0,02y=0,01z=0,01
→ mCH2=CH−COOH= 0,02.72 = 1,44 gam
Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Ancol có đáp án
Trắc nghiệm Phenol có đáp án
Trắc nghiệm Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol có đáp án
Trắc nghiệm Anđehit - xeton có đáp án
Trắc nghiệm Axit cacboxylic có đáp án
Tham khảo các loạt bài Trắc nghiệm lớp 11 khác:
1 456 lượt xem
Tải về
Trang trước
Chia sẻ
Trang sau

Giới thiệu
Liên kết
Chính sách
Kết nối